Thursday, June 23, 2011

Video: "Tibel: Murder in the Snow"

* Quý Vị thích xem tin tức mới & nghe Radio, xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ: VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khangsydney.blogspot.com/


Một sự kiện gấy sốc toàn thế giới vào tháng 9 năm 2006, với đoạn film được ghi lại từ những nhà leo núi thế giới, khi đang thám hiểm ngọn Nangpa Pass thuộc rặng Hymalaya. Đoàn người leo núi ghi lại những hình ảnh và film khi phát hiện đoàn người Tây Tạng đang trên đường vượt thoát khỏi Tây Tạng, bị lính biên phòng Trung Quốc dùng súng trường có hệ thống nhắm từ xa bắn vào đoàn người Tây Tạng.

Nhân chứng là cô thiếu nữ Kelsang Namtso thoát chết trên đường vượt thoát. Đoàn thám hiểm leo núi đã tiếp tay cứu giúp, và đưa đoạn film ghi được ra truyền thông thế giới. . . Ngọn Nangpa Pass là trục được nối từ Tibel đến Nepal. Đây là con đường “Tơ Luạ” nổi tiếng từ xa xưa.









* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://nguoivietquocgia.wordpress.com/2011/03/27/tibel-murder-in-the-snow/
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.vietvungvinh.com/

Sydney Opera House & Một thoáng Sydney

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog ▼ dưới đây Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Sydney Opera House được công nhận là di sản thế giới

Nhà Hát Sydney (mà người Việt nam ở Úc Châu thường hay gọi là Nhà Hát Con Sò) vừa mới được công bố là một di sản thế giới và là một kiệt tác kiến trúc của thế kỷ thứ 20.

Kiến trúc này chiếm một vị trí tương tự như đền thờ Taj Mahal ở Ấn độ, đài kỷ niệm Acropolis ở Hy lạp, Kim Tự Tháp ở Ai cập, và được coi như là một công trình văn hóa có giá trị nổi bật trên thế giới. Quyết định này đã được Ủy Ban Di Sản Thế giới của các Tổ chức Liên Hiệp Giáo Dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) công bố trong buổi họp ở Christchurch - Tân Tây Lan vừa qua 28-06-2007.

Nhà hát do ông Joern Utzon thiết kế, được chính thức khánh thành vào tháng 10 năm 1973, là công trình trẻ tuổi nhất trong danh sách các di sản, và là di tích thứ hai duy nhất trên thế giới mà vị kiến trúc sư tạo dựng ra nó vẫn còn tại thế. Ủy ban đã diễn tả nhà hát Sydney như là một kiến trúc sáng tạo có một không hai trên toàn thế giới.

Theo ủy ban thì “Công trình này thật táo bạo và là một sự thử nghiệm có tầm nhìn rộng lớn đã có ảnh hưởng lâu dài trên các lối kiến trúc cuối thế kỷ thứ 20. Kiến trúc của tòa nhà là một di tích và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo”. Ông Utzon nói việc công nhận này đã cho tòa nhà một giá trị khác hẳn. “Sau khi chúng tôi hoàn tất công việc xây dựng tôi có nghe nói nhiều lần rằng Nhà Hát này là một gia sản quý báu nhất của thành phố.

Đó là điều chúng tôi nhắm tới – tất cả những người đã làm việc với chúng tôi và tất cả những người đã đề xướng lên việc xây dựng Nhà Hát này,” ông Utzon đã phát biểu như vậy. “Đối với một kiến trúc sư và đối với những người đã tham gia xây dựng công trình này, (việc thừa nhận này cho chúng tôi) một cảm giác thật sự là chúng tôi đã làm một việc đáng làm.” Ông Malcolm Turnbull, Bộ Trưởng Môi Trường và Thủy Cục, đã chúc mừng ông Utzon và nói rằng mẫu kiến trúc tuyệt vời của ông Utzon đòi hỏi một kỹ thuật xây dựng vượt bực và tân kỳ.
Ông nói toà nhà là một trong số vỏn vẹn 15 công trình kiến trúc của thế kỷ 20 được công nhận vào hàng di sản thế giới và là cái thứ 2 duy nhất ở Úc sau Viện Triển Lãm Hoàng Gia Melbourne tại Carlton Gardens.

Ông cũng nói việc công nhận này đã đưa Nhà Hát Con Sò lên đỉnh cao nhất trong những thành tựu của nền kiến trúc nhân loại. Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch New South Wales (NSW), ông Frank Sartor nói rằng Nhà Hát Con Sò thu hút hơn 4 triệu du khách mỗi năm, và với sự công nhận là một di sản văn hóa của thế giới thì sự thu hút với du khách sẽ còn tăng hơn nữa. Sự công nhận này là một mục tiêu ôm ấp lâu dài của Nhà Hát Con Sò mãi từ năm 1981.

Buổi họp 9 ngày của tổ chức UNESCO đã cứu xét 45 khu vực thiên tạo và văn hóa, trong đó có cả Pháo Đài Đỏ (Red Fort) bên Deli. Với sự công nhận này, một khu vực vòng đai bao quanh Nhà Hát Con Sò với đường kính 2.5 km sẽ được hình thành để bảo vệ tầm nhìn của nó. Tất cả các dự án khuếch trương trong tương lai ở khu vực này sẽ bị xem xét kỹ lưỡng trước khi được chấp thuận.

Nếu giá trị của di sản này bị vi phạm, khu vực này sẽ bị đặt để vào trong danh sách những di sản bị đe dọa và cuối cùng có thể bị loại ra khỏi danh sách các di sản thế giới. Với sự ghi nhận là một di sản thế giới, số người đến tham quan Nhà Hát Con Sò sẽ tăng lên, dự đoán có thể thu hút đến 4.5 triệu người một năm, trong đó có khoảng 1.5 triệu người sẽ tới xem các chương trình trình diễn tại đây.

Việc công nhận là di sản thế giới đã đến trong lúc Nhà Hát Con Sò đang rất có triển vọng được chọn là địa điểm cho hội nghị APEC vào tháng 9 năm nay tại Sydney, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có sự hiện diện của tổng thống Hoa Kỳ là ông George W Bush. Nhà Hát Con Sò cũng đang dự định một chương trình đại tu để sửa sang lại một số vấn đề về các hệ thống âm thanh và máy móc đã trục trặc từ lâu.

Việc được liệt kê vào danh sách di sản thế giới sẽ không làm cản trở việc tiến hành chương trình này.
* Source: Theo báo The Sydney Morning Herald, ngày 28/06/2007 do tác giả Joyce Morgan:
http://www.smh.com.au/news/travel/opera-house-wins-top-status/2007/06/28/1182624058781.html
Một thoáng Sydney

Những bông Phượng tím, cầu cảng Sydney, nhà hát Opera hình vỏ sò ... có biết bao nhiêu điều khiến những người từng tới Australia lưu luyến không quên!





Jarcaranda (Phượng tím) & Phoenix hoa Phượng đỏ giống tương tự như Phượng ở VN

The Sydney Opera House, situated on Sydney Harbour at Bennelong Point, is considered by many to be one of the wonders of the modern world.

Designed by Jorn Utzon and constructed under some controversy, it was opened in October 1973.

The Opera House is one of Sydney's most popular icons with tourists and travellers from the world over visiting, photographing and standing in awe of the cultural centre of Sydney.

Sydney Opera House, a major arts centre built on the harbour in Sydney, and a unique example of modern architecture, regarded as the finest modern building in Australia. It was designed by the Danish architect who won an international competition for it in 1956
I
n his original design, the distinctive sail-shaped towers, intended to reflect the spirit of the harbour, were pronounced unbuildable by the engineers and were redesigned at a much lower angle. Utzon resigned as a consequence and the building was completed by the engineers in 1973.

Although called an opera house, it is a complex that contains a concert hall, a theatre for opera and ballet, a smaller theatre for plays, a recording hall and rehearsals rooms, and cinema. It is the home of the Sydney Symphony Orchestra, the Australian Ballet and Australian Opera.

Danish architect, best known for the Sydney Opera House. Utzon was born on April 9, 1918 in Copenhagen, where he studied architecture. After working in the offices of Paul Hedquist and Gunnar Asplund in Stockholm and for Alar Aalto, in Helsinki, Utzon set up his own office in Copenhagen in 1950.

Utzon's earliest completed buildings were houses and the success of his design for the Sydney Opera House was unexpected. The building was begun in 1956 but not completed until 1973, and then by other hands.

Though controversial in every way, the Opera House is one of the few modern buildings to achieve the status of a popular landmark. The concrete shell domes were the result of close collaboration with the engineer Ove Arup.

Quốc gia Úc Đại Lợi với những thắng cảnh thiên nhiên ngoạn mục, những cộng đồng đa văn hoá đầy bản sắc, các món ăn và các loại rượu ngon, sự thân thiện của cư dân Úc, thời tiết hiền hòa và lối sống của dân Úc là những điểm khiến nước Úc trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới.

Australia's spectacular natural environment, multicultural communities, food and wine, the friendliness of its people, combined with its weather and lifestyle make it one of the world's most popular destinations.

Được bình chọn là điểm du lịch số một của Australia, thành phố Sydney luôn là điểm dừng chân đầu tiên của mọi du khách. Mùa đông ở Sydney rất lý tưởng bởi nền nhiệt độ chỉ dao động trong khoảng 12 đến 20 độ C.

Một tour Sydney city bao giờ cũng đi qua những điểm đến: Nhà hát con sò Opera, cầu cảng Sidney, khu phố cổ The Rock, sở thú Taronga… Song để khám phá Sydney thú vị nhất, hãy làm một tour du thuyền vòng quanh các bến cảng. Từ đây có thể chiêm ngưỡng những bãi biển tuyệt vời, những bến phà tấp nập ngược xuôi.

Du thuyền cũng đưa bạn đến Darling Harbour một trong những bến cảng lớn nhất thế giới, thăm quan những công trình hấp dẫn khác, như Aquarium Sydney và bảo tàng biển quốc gia. Đây là một trong những thủy cung lớn nhất thế giới với 5.000 loài sinh vật biển. Bạn sẽ bị mê hoặc bởi 145 m đường ống ngầm dưới nước dẫn qua những vùng biển bất ngờ và kỳ thú đến khó quên.

Sydney còn nổi tiếng bởi ẩn chứa nền văn hóa đa dạng, nơi được mệnh danh là sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Có dịp lang thang ở đây, bạn sẽ trải nghiệm rất rõ cảm nhận này. Làn sóng di dân đến từ châu Âu xa xôi cách đây nhiều thế kỷ đã mang lại cho Sydney những tòa nhà cao chọc trời, những lễ hội của hoa, rượu vang, những công trình kiến trúc và tập quán sinh hoạt nặng màu sắc phương Tây.

Nhưng cũng tại đây, vẫn tồn tại một di sản thiết kế từ thế kỷ thứ 5 còn giữ nguyên vẹn đến ngày nay, khu vườn cảnh Trung Hoa. Bạn sẽ tưởng như mình đang dạo bước giữa hoa viên của cung điện hoàng gia Trung Hoa, cũng hồ, cũng thác nước, sảnh đường và nếu cảm thấy mệt có thể dừng chân uống một tách trà đúng kiểu trà đạo Trung Hoa tại trà quán. Không thể khám phá hết Sydney trong một vài ngày ghé thăm, vì vậy bạn nên thu xếp thời gian để đừng bỏ qua một vài điểm thăm quan độc đáo khác.

Cách Sydney khoảng 1 giờ ôtô là một trong những công viên hoang dã ngoạn mục nhất thế giới: Núi Xanh (Blue Mountains). Cao 1.300m, Núi Xanh có những hẻm núi, các vách đá dựng đứng, những thung lũng sa thạch và đặc biệt, bạn sẽ cảm nhận được một màu xanh dương thẫm bàng bạc trong không khí di chuyển theo những vệt nắng. Hiệu ứng màu sắc độc đáo chỉ có ở Núi Xanh này là do những tia nắng mặt trời chiếu vào những hạt dầu li ti tỏa ra từ rừng khuynh diệp mọc rất nhiều trong các thung lũng núi.

Cuối cùng hãy ghé qua các chợ, nơi có thể quan sát thích thú nhất mọi sinh hoạt của người bản xứ. Chợ Paddy Market mở vào cuối tuần bán đủ mọi thứ từ quần áo, nữ trang, thực phẩm và cả những dịch vụ trị liệu như mát-xa.

Nếu bạn mê hàng thủ công mỹ nghệ thì hãy tìm đến chợ Balmain, tìm quà tặng vừa túi tiền có thể đến chợ phiên bãi biển Bondi . Muốn thưởng thức hải sản tươi sống phải ghé qua chợ cá Sydney. Sydney có đủ các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe lửa, phà, monorail.

Nhưng hãy nhớ taxi ở Sydney tính theo thời gian, không tính theo cây số!

10 nhà hàng hạng nhất thế giới trong đó Úc có 3 ( Địa chỉ chữ xanh)

Đặc san Restaurant Magazine (Châu Âu) công bố danh sách 50 nhà hàng có đồ ăn ngon nhất thế giới của năm 2005 - 2007. French Laundry thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ vào năm 2004 đứng nhất nay tụt xuống hạng ba.

1. The Fat Duck, Bray, Berkshire, BritainEl Bulli, Montjoi, SpainFrench Laundry, California

2. Tetsuya’s Sydney
529 Kent Street, Sydney
+61 2 9267 2900 or faxing +61 2 9262 7099

3. Gordon Ramsay, London, Britain

4. Jean Georges, New York

5. Alain Ducasse, Paris

6. Flower Drum, Melbourne, Victoria

7. WD50, New York, New York

8. Rockpool, Sydney

107-109 George Street was formerly known as the “Rock Push Restaurant”.

9. Yauatcha, London, Britain

10. Gambero Rosso Italy

Sydney is the Capital of New South Wales. It’s the largest city in Australia. Sydney has a population of 5,000,000. It’s famous for its beautiful blue harbour, its sandy ocean beaches, the Sydney Opera House. The Sydney Harbour Bridge built on 18/3/1932 . The climate is warm. It’s cold in Winter . The main industries are service industries and tourism. A lot of people visit Sydney, they come from many parts of the world

mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video: Hình Cờ Vàng truyền thống qua các triều đại


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog ▼ dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/

1. Long Tinh kỳ (1802-1885 – Từ thời Gia Long đến thời Đồng Khánh)

Đối chiếu với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong thời nhà Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là "Long Tinh Kỳ". (Ghi chú cho tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau:

Kỳ là cờ. Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)


2. Đại Nam kỳ (1885-1890– Từ thời Đồng Khánh đến thời Thành Thái)

Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương


3. Đại Nam Quốc kỳ (1890-1920 Từ thời Thành Thái đến thời Khải Định)

Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 - 1920. Nền vàng. Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân. Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, gọi tắt là "Cờ Vàng" là lá "quốc kỳ" đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.

Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam. Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu. Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia". Như vậy, từ ngữ "quốc gia" có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với "thuộc địa", chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ "cộng sản" xuất hiện

4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp Long Tinh Kỳ (1920 - 10 Mar, 1945). Long Tinh kỳ (1920-1945) – Thời Thuộc địa Pháp tại Bắc & Trung kỳ

Nền vàng. Một sọc đỏ lớn. Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi. 10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ PhápLá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ "Long Tinh", vì nó biến thể từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn.Nền vàng có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp.

Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925.Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho "Hội Đồng Phụ Chính" với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của Pháp.

5. Cờ Nam kỳ miền Nam thuộc địa Pháp (miền Nam thuộc địa Pháp) 1923-1945 Thời Pháp tại Nam kỳ

Nền vàng, cờ Tam Tài, màu xanh, trắng, đỏ nằm trên góc trái. 10-3-45, Nhật đảo chính Pháp Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.

6. Long Tinh Đế Kỳ (11/3-30/8/1945. Thời Bảo Đại) Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3 - 1945 - Aug 1945 (11 Mar - 30 Aug, 1945)

Nền vàng, sọc đỏ bằng 1/3 cờ. 11-3-45 Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ 30-8-45. Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.

Một ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày 11-3-45, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt Nam thống nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một số quốc gia Tây Phương và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ.

Sau đó, vua Bảo Đại phân định cho Long Tinh Kỳ trở lại cương vị của Đế Kỳ, chỉ treo nơi Hoàng Thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du . Long Tinh Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ trong thời Pháp bảo hộ, nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim.

6. (6A) Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương. Cờ Quẻ Ly thời Nhật (11 Mar - 5 Sep, 1945) Cờ Quẻ Ly (11/3-5/9/1945 Thời chính phủ Trần Trọng Kim)

Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế KỳĐể biểu trưng cho Quốc Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo Đại ký sắc lệnh chấp thuận đề nghị của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, lấy lại quốc hiệu Việt Nam mà nhà Thanh đã chấp thuận trong thời vua Gia Long, và sáng tạo ra một quốc kỳ mới.

Đó là lá cờ có nền vàng tương tự như Long Tinh Đế Kỳ nhưng vạch đỏ được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng vạch giữa thì đứt khoảng, tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.

7. Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa"Cờ Mặt Trận Việt Minh (5 Sep, 1945 - 20 Dec, 1946)
Designing Flagvn Pictures, Images and Photos

Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong.5-9-45: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ Việt Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.- Trong suốt năm 1946, quân đội Pháp càng ngày càng chiếm ưu thế trên các cuộc đụng độ với quân đội Việt Minh. Đến 20-12-46, Pháp chiếm được Bắc Bộ Phủ, Hồ Chí Minh tuyên bố rút vào bưng kháng chiến.

Dần dần, Pháp chiếm đóng và kiểm soát các thành phố, quận lỵ, và các làng xã đông dân, còn Việt Minh thì đồn trú tại các vùng quê, rừng núi hẻo lánh. Như vậy, Cờ Đỏ Việt Minh bị xem như tạm thời mất tư thế "quốc kỳ" kể từ ngày 20-12-46 là ngày Pháp chiếm Bắc Bộ Phủ cho đến ngày 20-7-1954 là ngày đất nước chia đôi và Việt Minh trở lại cầm quyền trên miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở lên.


8. Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc" . Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc (1/6/1946-2/6/1948. Thời Bảo Đại)

Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc (1 Jun, 1946 - 2 Jun, 1948)1-6-46. Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương. Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng 2-6-48 . Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.

9. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của "Việt Nam Quốc" và "Việt Nam Cộng Hòa"Cờ Vàng Quốc Gia VN (2 Jun, 1948 - 20 Jul, 1954) Quốc kỳ Việt Nam (1948-1954 thời Bảo Đại) và Quốc kỳ VNCH (1954-1975 thời Đệ I và II Cộng Hòa)

2-6-48, Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920.20-7-54. Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.

Vào năm 1948, Bảo Đại không muốn tái sử dụng Long Tinh Kỳ vì đó là Đế Kỳ của một đế chế mà ông đã chấm dứt vào tháng 8 năm 1945. Một ông vua tha thiết với nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, đến nỗi chịu thoái vị vì quyền lợi tối thượng của đất nước, hẳn dư biết nguồn gốc của lá Cờ Vàng.

Ngoài ra, một vài chi tiết lịch sử quan trọng khác cũng đã góp phần vào việc chọn lựa Cờ Vàng: Đó là cái chết oan ức tại Phi Châu vào cuối năm 1945 của hoàng tử Vĩnh San, tức là cựu hoàng Duy Tân, và sự hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1947 của cựu hoàng Thành Thái, thân sinh của Duy Tân.

Cờ Vàng đã được dùng làm Quốc Kỳ lần đầu trong triều đại của hai vị vua này. Cả hai đã là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập vào đầu thế kỷ 20, mà hậu quả là cuộc xử tử các thủ lãnh Quang Phục Hội như anh hùng Thái Phiên, Trần Cao Vân vào năm 1916, và án lưu đày Phi Châu của hai vị vua ái quốc ấy.

Năm 1942, hoàng tử Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp (cánh De Gaulle), đến năm 1945 được thăng cấp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Khi Thế Chiến thứ 2 kết thúc, Tướng De Gaulle về Pháp cầm quyền, dự định cho ông về Việt Nam. Nhưng sau đó, có người tố cáo cho De Gaulle biết Vĩnh San luôn luôn ấp ủ chủ trương Việt Nam độc lập và thống nhất Nam, Trung, Bắc.

Vì vậy, trong lần hội kiến với De Gaulle vào ngày 14-12-1945, ông bị khiển trách nặng nề và bị tước mất cấp bậc. Ông đã tâm sự với người bạn thân rằng ông lo ngại sẽ bị hại. Ngày 24-12-45, ông bị đưa về lại đảo Réunion. Hai hôm sau, ông bị tử nạn máy bay tại Trung Phi. Cái chết đầy nghi vấn của cựu hoàng Duy Tân đã làm dư luận Việt Nam xúc động và thương tiếc vị vua ái quốc. Năm 1947, cha ông là cựu hoàng Thành Thái lúc bấy giờ đã 68 tuổi, được Pháp cho về Sài Gòn, với điều kiện là ông không giữ bất cứ một trách nhiệm chính trị nào cả.

Dù vậy, sự hiện diện của cựu hoàng Thành Thái cùng với cái chết của cựu hoàng Duy Tân hiển nhiên đã gợi lên tinh thần tôn kính hoài bão của hai vua. Chắc chắn Bảo Đại có đến thăm bậc Thái Thượng Hoàng khả kính của ông, và hội ý trong việc chọn Cờ Vàng làm Quốc Kỳ, nhưng ông không thể tiết lộ ra, vì sẽ phạm vào điều kiện của De Gaulle khi cho cựu hoàng Thành Thái về VN, là không được tham dự vào chính trị phục quốc. Sự rao truyền rằng Cờ Vàng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ ra mà không nhắc đến sự hiện hữu của Cờ Vàng 50 năm trước, cũng có dụng ý.
Đó là vì nhu cầu bảo vệ an nguy của cựu hoàng Thành Thái.

Vì thế, việc Quốc Trưởng Bảo Đại lựa chọn Cờ Vàng của thời chống Pháp làm Quốc Kỳ cho tân chế độ là một quyết định sáng suốt và hợp chính nghĩa.Vì nguồn gốc kháng Pháp hào hùng của Cờ Vàng, mà năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức "trưng cầu dân ý" lập ra chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, quốc hội mới vẫn giữ nguyên quốc kỳ của một chế độ đã cáo chung.

Cuộc đảo chánh năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa, lập nên Đệ Nghị Cộng Hoà, Cờ Vàng vẫn được giữ nguyên là Quốc Kỳ cho đến khi miền Nam bị miền Bắc thôn tính.

Đại Hội Thanh Niên Thế Giới tại Sydney, Australia ngày 15/7/2008 - 20/7/2008 (WYD = World Youth Day

BIỂU DƯƠNG CỜ VÀNG TRONG NGÀY WORLD YOUTH DAY TẠI SYDNEY- AUSTRALIA NĂM 2008



Cờ của Người Việt hải ngoại trên khắp thế giới, là biểu tượng cho lý tưởng tự do dân chủ của người Việt Nam từ 1975 về sau ...

VNCH Flag

Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ Biểu Tượng Cho Tự Do Dân Chủ

VNCH Flag VietNam's National Anthem in English VNCH Flag


(Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích dịch ra Anh Ngữ)

Citizens, our nation must become free. With one same heart let’s sacrifice ourselves. For our future let’s brave all dangers. To secure our land for now and ever. Though die we may on the field.

Our blood we we’ll spill for land. And when our race need to be saved. We shall always respond in time. And fight with great mind till the day when Vietnamese become a shinning light. Citizens, let’s step forward now.

Chorus: Citizens, rally the flags now. And save our land. Make its name shine. Forever worthy of our race!
Flag of VNCH

The History of the Yellow and Three Red Stripes Flag (Symbol of freedom, Democracy)


VNCH Anthem


VN Flag Pictures, Images and PhotosNếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts