* Quý Vị thích xem tin tức 👇 nghe Radio 👇 xin hãy nhấn Links chữ màu đỏ
Videos Livestream giá trị ▼ của Facebookers Hoàng Ngọc Diêu👇
Sách của Giáo Sư TS. Nguyễn Văn Canh
HỒ SƠ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA VÀ CHỦ QUYỀN DÂN TỘC.
Video: Lễ Công Bố Hồ sơ Hoàng sa, Trường sa của Giáo Sư Nguyễn Văn Canh
Nguyễn Trung Châu. 4032 Stonefield Dr, Orlando, FL 32826.
Cell: 917 450 4259
* Tác phẩm tái bản lần thứ 7, in ấn và phát hành bởi Amazon.
VÀI HÀNG VỀ TÁC GIẢ:
TS. NGUYỄN VĂN CANH, sinh tại Bắc Ninh. Trước năm 1975, là Giáo sư tại Đại Học Luật Khoa, Sàigòn và Huế, Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, Đại Học Vạn Hạnh và Thuyết trình viên trường Chỉ Huy và Tham Mưu, trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Quân Lực VNCH.
Sau năm 1975, học giả, Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hòa Bình, Đại Học Stanford và Đồng Giám Đốc, Dự Án Oral Life History, Viện Nghiên Cứu Đông Á, U. C. Berkeley.
Là tác giả nhiều sách, nhiều bài nghiên cứu đăng tải trên nhiều tạp chí bằng Anh và Việt ngữ. Đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế về Việt Nam và Đông Nam Á.
HỒ SƠ HOÀNG SA &TRƯỜNG SA VÀ CHỦ QUYỀN DÂN TỘC gồm tài liệu và hàng trăm hình ảnh, bản đồ, có mục đích chứng minh Việt Nam có chủ quyền trên 2 vùng Quần đảo HS và TS, một chủ quyền đích thực, không thể tranh cãi của dân tộc Việt.
Vấn đề chủ quyền Việt Nam được đặt ra vì Trung Cộng (TC) có các hành vi xâm lấn nghiêm trọng trên Biển Đông và hơn nữa còn quyết tâm nuốt trọn đất nước Việt.
Tập Hồ Sơ này cũng ghi chép các nỗ lực - khi thì âm thầm, có lúc công khai- mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản vận dụng để dần dần chuyển nhượng lãnh thổ của ông cha để lại cho quân giặc.
Hiện nay, tại vùng Trường Sa, Trung Cộng đã hoàn tất nhiều kiến trúc quân sự kiên cố, đồ sộ trên khắp 8 bãi đá ngầm đã được bồi đắp, lập thành một hệ thống căn cứ hải quân trong lòng Biển Đông. v Có kiến trúc 9 tầng xây trên bãi Tư Nghĩa, hay như một cư xá to lớn nhiều từng lầu dành cho văn phòng hay quân trú phòng trên bãi đá Chữ Thập.
Có các phi trường rộng lớn với phi đạo dài trên 3000m dành cho máy bay tiềm kích, vận tải cơ cỡ lớn, oanh tạc cơ lên xuống; có các nhà chứa máy bay, bãi đậu và cả cơ xưởng trùng tu/sửa chữa trên các bãi đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập.
Các không ảnh cho thấy TC đã bố trí 3 không đoàn chiến đấu cơ gồm 72 chiếc tại 3 đảo này, các doanh trại đã có quân trú phòng chiếm đóng, các hải cảng cho tàu chiến, các dàn radar, các tháp viễn thông, các kho võ khí đạn dược, kho tiếp liệu, các dàn hoả tiễn…và Biển Đông nay là tiền đồn để TC sẵn sàng khống chế toàn vùng.
Trước các hành động xâm lăng trắng trợn này của giặc ngoại xâm, Đảng Cộng Sản Việt Nam lại hoàn toàn thụ động, một loại thụ động có tính cách cố ý- đã không có một động thái gì để bảo vệ chủ quyền, ngoại trừ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao chỉ nhắc đi nhắc lại một câu trong suốt khoảng 2 thập niên vừa qua, và chỉ khi bị báo chí phanh phui và chất vấn, là “Việt Nam có chủ quyền lịch sử và pháp lý không thể tranh cãi.”
Khủng khiếp hơn là vào ngày 14 thảng 3 năm 1988, khi đánh chiếm đảo Gạc Ma hải quân của giặc đưa 4 khu trục hạm bao vây tứ phía, dùng đại pháo tấn công, và rồi tiến lại gần, dùng đại liên bắn thẳng vào toán lính công binh VC, không võ trang, đang lội nước.
Bộ Quốc Phòng Việt Cộng trước đó đã ra lệnh không được nổ súng chống trả khi bị tấn công. Lính VC bị làm bia và 64 người bị giặc giết.
Thật là ghê rợn trước các hành động này của tập đoàn Thái Thú đối với chiến sĩ của họ, khi những người này bị đánh lừa ra khơi để bảo vệ biển đảo.
Còn nữa, mấy chục năm sau khi dân chúng biết được sự thật, tại Sài gòn cũng như ở Hà nội, một số người tụ họp lại làm lễ tưởng niệm những người ấy đã hy sinh bảo vệ biên cương thì bị Đảng Cộng Sản ngăn cản………...
Thân gửi quí Anh Chị,
Tôi đã cập nhật cuốn sách này với nhiều hình ảnh và tài liệu mới nhất. Công ty Amazon in và phát hành.
Liên lạc Ban Tổ Chức 👇 đặt mua sách.
Nguyễn Trung Châu. 4032 Stonefield Dr, Orlando, FL 32826.
Cell: 917 450 4259
Thân mến,>
Công Bố Bạch Thư Hoàng Sa - Trường Sa tại Sydney 12-04-2009
* Xem tiếp tại Link ▼
- Dr Nguyen van Canh's speaking at the Sydney Institute on 20-04-2009
More videos link:
Video LS. Trần Ngọc Kiều: "Hành Trang và Lý Tưởng"
* Video "Thảm Họa Bắc Thuộc"
Chiến sĩ VNCH nhân hậu
Phim tài liệu "Cải Cách Ruộng Đất"
"Tiếng Nước Tôi" ▼ Radio TNT ↓ phát thanh 24 giờ mỗi ngày 7 ngày một tuần xin nhấn vào link dưới đây↓👇 RFA Website: http://www.rfa.org/vietnamese
AUDIO THIÊN HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐIỆP BÁO VIÊN ĐẶNG CHÍ BÌNH
Đặng Chí Bình sinh ngày 20 Dương Lịch tháng 2, năm 1933. Tên thật là Châu, còn có tên là Lê Viết Hùng, gián điệp Việt Nam Cộng Hòa. Bị bắt khi đột nhập miền Bắc, bị tra tấn và tù đày 20 năm. Tác giả tập hồi ký Thép Đen đã được tái bản nhiều lần.
Thiên Hồi Ký Thép Đen của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc.
Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
TÂM SỰ NGƯỜI VIẾT
“Anh hãy lo cho cuộc đời của anh trước đã, đời anh đã khổ nhiều rồi. Vả lại, dù anh có cặm cụi viết ra, tác phẩm của anh rồi cũng chung số phận như bao nhiêu tác phẩm khác, của những người đã đi tù về viết lại. Người ta thờ ơ, không thèm đọc. Trên xứ người, lớp trẻ còn phải lo học hành, lớp lớn phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày và lo cho tương lai, họ đâu còn quan tâm đến những chuyện đã qua của quê hương dân tộc. Anh nên đi tìm một công việc làm nào đó, là thực tế nhất.”
Nhìn vào thực tế, rồi nghĩ lại hoàn cảnh tỵ nạn của mình, tôi thừa nhận những lời khuyên của bạn bè là xác đáng, và tôi đã xông vào cuộc đời mưu sinh. Nhưng rồi nhiều đêm nằm khắc khoải, tâm sự trĩu nặng, vơi đầy với bao niềm quặn thắt vẫn thấp thỏm không yên về quê hương đất nước và đời sống, bao nỗi giằng co vò xé, gậm nhấm cõi lòng. Những tiếng kẻng của nhà tù Cộng Sản, đi theo gần hết cả cuộc đời, vẫn như ám ảnh, quấn chặt hồn tôi:
Thoảng nghe “phôn” réo bên tai Giật mình tưởng kẻng sớm mai nhà tù!
Hình ảnh những bộ xương vẫn còn di động trên chốn lao trường, những nấm mồ hoang lạnh giữa rừng sâu; dư âm những tiếng thở dài lê thê xen lẫn những tiếng rên xiết quằn quại trong đêm dài tăm tối… Và những cặp mắt khát khao nhắn nhủ ngày tôi chia tay, vẫn lảng vảng vấn vít trong hồn; tất cả như đang khẩn nài, gào thét, đòi hỏi tôi phải thực hiện “bản di chúc sống” của họ.
Tôi biết, dù mình sức hèn tài mọn, nhưng vẫn còn may mắn hơn biết bao các bạn bất hạnh còn lại trong tù. Cho nên, tôi tự cảm thấy mình đang khoác lấy một trách nhiệm, mang một bổn phận – nếu có thể được phép nói như vậy – để vuốt mắt cho những người đang uất hận, ứa máu bầm gan trong gông cùm xiềng xích của bè lũ cộng nô Hà Nội.
Tôi ước mong tập hồi ký nhỏ mọn này, sẽ là một ngọn nến nhỏ trong trăm ngàn ngọn nến to lớn khác, được thắp lên trong mờ mịt u tối của chế độ phi nhân Việt cộng. Nếu đốt được ngọn nến đó. Dù leo lét, tôi cũng cảm thấy vui sướng đã thể hiện được phần nào trách nhiệm của mình đối với “bản di chúc sống” kể trên.
Lời chót, tôi chỉ biết lần lượt tường thuật lại sự việc, như tháo dần một cuộn chỉ ra từ đầu đến cuối. Và, vì vấn đề an ninh cùa năm, bẩy người đặc biệt, nên tôi bắt buộc phải đổi tên và địa điểm sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cũng từ ý thức tôn trọng sự thật, kính mong quý vị thông cảm và tha thứ.
Đặng Chí Bình